TIN TỨC
Với việc công bố PDF Print Engine, Adobe đã lên kế hoạch cho ngày về hưu của Postscript và ngày nay định dạng file pdf đã chở thành định dạng file được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp in. Nhưng file pdf như thế nào là file pdf có thể in được? Câu hỏi này bất cứ người làm chế bản nào cũng đặt ra và không ít lần đã phải vật lộn với các file pdf không phù hợp do khách hàng đưa đến. Định dạng file pdf (portable document format) như nguyên thủy cái tên của nó là một định dạng file được tạo ra từ nhiều chương trình nguồn khác nhau, trên nền các hệ điều hành khác nhau đều có thể được xem và in tại người nhận. Nhưng thời kỳ đầu pdf đã được thiết kế chủ yếu cho môi trường văn phòng, ngày nay pdf đã có thể là một file phục vụ việc xem trên màn hình với các chú giải, hình ảnh chuyển động, bản mẫu.v.v… cho tới các file PDF/X-3 với độ phân giải cao. PDF/X thì có thể chế bản được còn pdf thông thường thì không thể hay nói cách khác là với chất lượng hạn chế.
PDF/X
Việc sử dụng PDF càng ngày càng phổ biến trong ngành công nghiệp in và như vậy xuất hiện nhu cầu phải phải định nghĩa file PDF như thế nào là file PDF in được hay sử dụng được trong chế bản. Các tổ chức như DDAP (Digital Directions in Applications for Production) và NAA (Newspager Association of Armerica) đã nhận thấy vấn đề này từ rất sớm và yêu cầu CGATS ( Committee for Graphic Arts Technical Standards) phát triển một tiêu chuẩn chung từ những năm 90, Kết quả là PDF/X-1 trong đó X có ý nghĩa "exchange" nhưng bản chất vẫn không ngoài định dạng PDF của hãng Adobe.
Để một file được coi là đúng chuẩn PDF/X-1 thì tiêu chuẩn này chỉ định nghĩa những thứ không được phép có trong file PDF, Ví dụ PDF/X-1 không được phép có đính kèm attachments hay annotations, hoặc không chứa hình ảnh ở không gian màu RGB hay CIELab. Mặt khác PDF/X-1 không định nghĩa rõ độ phân giải cần thiết của hình ảnh. Điều này được định nghĩa ở các chế độ để kiểm tra trước khi in (preflight hay PDF profile).
PDF/X-1 đã nhanh chóng được coi là tiêu chuẩn trong ngành in và năm 2001 đã được công nhận là ISO standard số 15930-1, nhưng năm đó tiêu chuẩn này có sửa chữa và cập nhật sau khi đổi tên thành PDF/X-1a. Hai năm sau lại một đợt cập nhật nữa và như vậy để chính xác ta cần biết năm của chuẩn PDF/X-1a, ví dụ PDF/X-1a phiên bản 2003.
Tất cả mới chỉ bắt đầu với các chuẩn PDF/X. Trong khi PDF/X-1a được sử dụng rộng rãi trong việc trao đổi dữ liệu chỉ chứa hình ảnh CMYK và màu spot thì nhu cầu xử lý hình ảnh RGB và CIELab hay phải làm việc với OPI hay DCS file vẫn tồn tại. Hai phiên bản mới cho PDF/X đã được soạn thảo, PDF/X-2 chấp nhận các file DCS với nhiều kênh màu (Desktop Color Separations, được phát triển bởi Quark năm 1989) và PDF/X-3 chấp nhận hình ảnh RGB và CIELab nhưng không có DCS và OPI.
Chỉ có một trong hai chuẩn trên được chấp nhận đó là PDF/X-3 và chở thành chuẩn ISO số 15930-2 vào năm 2003 PDF/X-3 cho phép thực hiện các tác vụ tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình xử lý file trong một workflow (late binding process). Có nghĩa là ta có thể chuyển quá trình tách màu chuyển đổi RGB sang CMYK tại RIP. Để làm được điều này các hình ảnh trong PDF/X-3 phải được nhúng kèm ICC profile của khôn ggian nguồn và ICC của quá trình output cũng phải được nhúng. Mặt khác độ phân giải hình ảnh vẫn không được định nghĩa nhưng có thể làm việc được trong các preflight profile.
PDF/X-2 không được công nhận chuẩn ISO và cũng không được sử dụng rộng rãi. Điều này hơi lạ vì chuẩn này rất lý tưởng cho các ngành bao bì với việc in nhiều màu hơn là chỉ có CMYK. File DCS là một lựa chọn vì khả năng multicolor. Tất nhiên là quá trình xử lý các file multicolor trong bao bì rất phức tạp nên các nhà in bao bì vẫn tiếp tục sử dụng các định dạng chuyên biệt của Illustrator, InDesign và QuarkXPress thay vì hướng dẫn khách hàng cách dùng PDF/X-2.
PDF dùng trong chế bản – Ghent PDF Workgroup
Khi phải định nghĩa làm cách nào kiểm tra file PDF (Preflight) và tạo ra file PDF 100% sử dụng được trong chế bản thì có một tổ chức đứng trên tất cả. Đó là GWG – Ghent PDF WorkGroup hoạt động từ năm 2002. Tất cả các nhà cung cấp phần mềm Preflight và rất nhiều nhà in , xuất bản là những người dùng PDF chủ yếu là thành viên của GWG và công bố một series các preflight profile cho các lãnh vực ứng dụng khác nhau.
Dù bạn dùng phần mềm Preflight nào, và workflow bạn đang dùng là gì bạn luôn có thể tìm thấy các preflight profile đã được thử nghiệm và kiểm chứng để download tại www.gwg.org. Trong nhiều chương trình các thông số preflight thường được gọi là PDF profile và trong đó độ phân giải cần thiết phải được định nghĩa cho phương pháp in tương ứng.
Hiện nay GWG tập chung vào quản trị màu (ColorManagement) trong file PDF chính vì vậy GWG và ICC là hai tổ chức quan trọng khi ta quan tâm đến quản trị màu, chất lượng in. Hiện nay Quark 7.0 và Adobe đã đưa ra Acrobat 8.0 nên cũng là một ý tưởng tốt khi ta ứng dụng các PDF profile trong các ứng dụng này.
Những điểm chú ý với chuẩn X
Kết xuất ra file PDF từ Microsoft Office 2007
7
Tất nhiên là chúng ta thấy quá phức tạp với các chuẩn PDF/X khác nhau. Nó còn tệ hơn nữa khi biết rằng ngày nay PDF/X chỉ hỗ trợ hoàn toàn PDF 1.3 và phiên bản 2003 có hỗ trợ một phần PDF 1.4 ( nhưng không có layers và transparency). Nói một cách đơn giản thì PAF 1.3 chỉ hỗ trợ các đặc tính của postscript 3 các tính năng như layers, transparency cũa PDF 1.4 hay mới hơn là PDF 1.7 không được hỗ trợ một cách trực tiếp với postscript 3 RIP.
Khi đó các file này cần phải flatten (chuyển layer hay transparency thành một lớp) để xử lý. Hỗ trợ trực tiếp PDF 1.6 hay PDF 1.7 chi có duy nhất PDF Print Engine mới của Adobe hay các ứng dụng dùng PDF Library để xử lý như của Artwork System, Esko-Graphics và Global Graphics). Như vậy việc ứng dụng trực tiếp PDF 1.6 hay 1.7 phải đợi đến cuối năm 2007 và khi đó chúng ta cần một tiêu chuẩn mới cho các file PDF này và làm cho chúng thật sự in được trong chế bản.
Một chuẩn mới cho PDF/X đang được chuẩn bị bắt đầu với PDF/X-4 . Acrobat 8.0 đã có preflight profile dựa trên chuẩn PDF/X-4 dự thảo cho 3 điều kiện in khác nhau. Tất nhiên là chúng ta vẫn phải bằng lòng với PDF/X-1 và PDF/X-3 cho đến khi PDF/X-4 được công nhận là chuẩn ISO vào cuối năm 2007.
Mặc dù mới nhìn các chuẩn PDF/X có vẻ như lạc vào rừng rậm nhưng thật ra nó có logic và bỏ qua các file PDF/X thì còn tệ hơn là khi tìm hiểu kỹ càng về nó. Nếu bỏ qua các chuẩn PDF/X có nghĩa là chúng ta đã bỏ qua các khả năng kiểm soát chất lượng và cho phép bất kỳ file PDF nào cũng đem in với chất lượng không lường trước được.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & IN ẤN QUẢNG CÁO MẶT TRỜI VÀNG (GOLDSUN) |
Địa chỉ: 16 B Ngõ 565 Lạc Long Quân - Tây Hồ - Hà Nội |
Email: master@goldsunad.com |
Tel: 024.2212.7953 - 2212 7954 |
Hotline: 091 331 6910 |
Zalo: 0856 743 588 |
Design by NCC Jsc.